Hotline: 0364680123 (8h - 12h, 13h30 - 17h)
Thông báo của tôi

Sự khác biệt giữa Tết Miền Nam và Tết Miền Bắc trong ngày Tết cổ truyền

Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng Tết Nam và Tết Bắc có gì khác nhau chưa? Mặc dù cùng sinh sống trên cùng một lãnh thổ nhưng khác nhau về phong tục, văn hoá cũng như đặc điểm khí hậu. Trong bài viết đây, Hopquatet sẽ lý giải về sự khác biệt giữa Tết miền nam và Tết miền bắc trong ngày Tết cổ truyền, cùng khám phá nhé!

1. Thời tiết và trang phục ngày Tết

Thời tiết Tết nam và tết bắc khác nhau như thế nào?

Hình minh họa: Thời tiết Tết nam và tết bắc khác nhau như thế nào?

Tết Nam và Tết Bắc có gì khác? Đất nước ta trải dài từ Nam ra Bắc với chiều dài hơn 2000km nên có sự phân hoá khí hậu và thời tiết khá rõ rệt. Ở miền Bắc, Tết đến đi kèm với những cơn gió se lạnh cùng với những ngày mưa phùn lất phất, do đó người dân ở đây thường diện những trang phục mùa đông như áo len, áo khoác,… và tận hưởng không khí se lạnh.

Trái ngược với miền Bắc, Tết miền Nam có thời tiết ấm áp nên người dân miền Nam thường mặc những trang phục kiểu cách hợp với ngày Tết. Vì vậy, thời tiết là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự khác biệt giữa Tết miền Nam và Tết miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về.

2. Sự khác biệt giữa Tết Nam và Tết Bắc với loại hoa chơi Tết

Phong tục chơi hoa dịp Tết

Hình minh họa: Hoa mai ở miền Nam và sự khác biệt giữa Tết Nam và Tết Bắc

Tết miền Nam và Tết miền Bắc có sự khác nhau về phong tục chơi hoa ngày Tết. Ở miền nam thì chủ yếu trưng tết là Hoa Mai do khí hậu ngày tết khá ấm áp, rất phù hợp với điều kiện sinh trưởng của mai. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, sắc màu tươi sáng mà sang trọng, tượng trưng cho phú quý. Bên cạnh đó, với màu vàng của mình, hoa mai chính là “màu nắng Phương Nam”.

Khác biệt với tiết trời có phần ấm nóng ở miền nam, tết ở miền bắc thường vẫn còn dư âm cái lành lạnh của mùa đông chưa tan hết. Chính vì vậy, hoa đào, loài hoa ưa rét, thậm chí vẫn có thể nở rộ dưới tiết trời tuyết phủ chính là đại diện của miền bắc.

Tết chơi hoa đào ở miền bắc

Hình minh họa: Hoa đào ở miền Bắc

Hoa đào hồng phơn phớt, tạo nên một nét đẹp riêng, một màu sắc ấm cúng trong tiết trời lạnh, thậm chí hoa đào còn được cho rằng có khả năng xua đuổi những điều không may mắn, trừ tà,…. Một cành đào trưng bày trong nhà cũng đem đến nét đẹp thanh nhã cho ngày tết.

Dù là hoa đào hay hoa mai thì hai loài hoa này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về như báo hiệu một năm mới bình an, may mắn và thịnh vượng cho mọi nhà.

3. Bánh cổ truyền trong sự khác biệt giữa Tết miền Bắc và Tết miền Nam

Bánh chưng là món ăn ngày Tết Việt Nam

Hình minh họa: Bánh chưng ở miền Bắc

Một sự khác biệt giữa Tết Nam và Tết Bắc khá đặc trưng đó chính là bánh cổ truyền ngày Tết. Bánh chưng, bánh tét là 2 loại bánh truyền thống không thể thiếu vào những ngày Tết. Ở miền Bắc, bánh chưng có hình vuông với màu xanh bắt mắt tượng trưng cho đất mẹ màu mỡ, sung túc. Bánh chưng thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông cha ta và xứ sở đất trời.

Còn miền Nam thì nổi tiếng với bánh tét – loại bánh có hình ống dài có nơi còn gọi là bánh đòn. Với các nguyên liệu tương tự như bánh chưng gồm lá dong, thịt mỡ, gạo nếp, hành khô và đậu xanh, chúng chỉ khác nhau về hình dáng bánh với bánh chưng hình vuông được cắt thành các miếng hình tam giác không giống với bánh tét được cắt thành các khoanh tiện lợi.

Bánh Tét ở miền nam

Hình minh họa: Bánh tét ở miền nam trong sự khác biệt giữa Tết Nam và Tết Bắc

Bánh tét cũng được dùng để thờ cúng đại diện cho tín ngưỡng phồn thực. Lát bánh dẻo mềm, được ăn kèm cùng dưa món, tạo ra cảm giác bắt mắt, đồng thời mỗi khoanh bánh thường ít hơn so với miếng bánh vuông nên lượng ăn vừa phải hơn.

Dù là Tết Nam hay Tết Bắc, bánh chưng hay bánh tét, đều là những tinh hoa ẩm thực Việt. Chúng như những anh em trong nhà, cùng được làm từ những nguyên liệu đó nhưng lại tự tạo ra bản sắc của chính mình, như người Nam và Bắc đều là anh em nhưng vẫn có chất riêng. Không có bánh chưng hay bánh tét chính là thiếu vị tết.

4. Mâm ngũ quả giữa 2 miền Tết Nam và Tết Bắc

Mâm ngũ quả phong cách miền Bắc

Hình minh họa: Mâm ngũ quả ở miền Bắc trong sự khác biệt giữa Tết Nam và Tết Bắc

Một sự khác biệt giữa Tết Nam và Tết Bắc nữa, được Hộp Quà Tết nhận ra rằng, mâm ngũ quả ở 2 miền Nam – Bắc tuy đều là 5 loại quả nhưng 5 loại của người Nam thì khác với năm loại người Bắc chọn. Mâm ngũ quả là phần tất yếu để trưng trong ngày tết. Đối với người Bắc thì mâm ngũ quả thường nhất định phải có một nải chuối to, đẹp để làm đế, bao lấy các loại quả khác.

Nải chuối tượng trưng cho sự ôm lấy, bao lấy, là sự che chở như tình cảm gia đình luôn bao dung, đùm bọc nhau. Các loại trái thờ cúng thường gồm 5 màu của ngũ hành, tượng trưng cho 5 yếu tố của sự sống. Mâm ngũ quả miền bắc thường có Chuối, Bưởi, đào, hồng, quýt,…. Mâm ngũ quả được sáng tạo thêm với các loại quả khác nhau để thêm phần độc đáo, bắt mắt.

Đối với người Nam, mâm ngũ quả rất khác. Người Nam kiêng chuối, kiêng cam, quýt,… kiêng thường dựa theo đặc điểm và phát âm. Chẳng hạn như cam là cam khổ, bần chua là bần cùng, chuối thì “chịu” hay trượt vỏ chuối,… những điều họ quan niệm không may.

Mâm ngũ quả ở miền Nam

Hình minh họa: Mâm ngũ quả ở Tết miền Nam và Tết miền Bắc có sự khác biệt

Chính vì thế, ở miền nam, có câu khẩu quyết để chuẩn bị cho mâm ngũ quà: “Cầu sung vừa đủ xài” hay một số người nói là “Cầu vừa đủ xài sung” nghĩa là bạn phải chuẩn bị: Mãng cầu, quả sung, quả dừa, quả đu đủ và xoài. Khi nói âm địa phương thì thành 2 khẩu quyết trên, nghĩa là mong muốn một năm phát đạt, sung túc.

Trái cây có vị đắng hay cay cũng không được, vì 2 vị này chỉ những cay đắng, đau khổ trong cuộc đời.  Các loại quả khác cũng được sử dụng để trang trí thêm cho  mâm ngũ quả đặc sắc: như thơm hay dưa hấu vỏ xanh ruột đỏ để cầu may mắn hay nhà cửa đông vui. Dù Tết Nam và Tết Bắc khác nhau nhưng mâm ngũ quả vẫn là đặc trưng của tết Việt. Mỗi mâm ngũ quả đều hướng đến thành kính ông bà tổ tiên và cầu chúc cho một năm mới hạnh phúc, an vui.

5. Dưa hành và dưa món (củ kiệu)

Dưa hành

Hình minh họa: Dưa hành, dưa món hay củ kiệu trong sự khác biệt giữa Tết miền Nam và Tết miền Bắc

Các món ăn ở Tết Nam và Tết Bắc đối với các món muối là món ăn quen thuộc của người Việt và ẩm thực Việt. Tuy nhiên ở miền bắc người ta sẽ muối củ kiệu hay hành tím với nước mắm, muối càng lâu thì ăn càng ngon, có thể để đến vài ba năm. Kiệu muối và hành muối ăn với bánh chưng thì ngon hết sẩy.

Kiệu hay hành đều có vị giòn giòn, khi muối đủ thì không còn vị hăng mà thực sự rất đậm đà với màu hơi nâu của nước mắm, khi căn thì nghe rốp rồi thì nước mắm ngấm trong miếng kiệu sẽ chảy ra hòa quyện với thịt mỡ làm giảm độ ngán.

Ở miền nam cũng có dưa muối và thường được gọi là dưa món. Dưa món của người Nam cầu kỳ hơn và thường có vị chua chua ngọt ngọt. Thường dưa món làm từ đu đủ xanh, cà rốt, củ kiệu, ớt, hành tím, su hào,… được cắt sợi sóng hay tỉa hình hoa và thường muối trong thời gian ngắn, ăn ngay trong tết và không để được lâu.

Tuy nhiên khác với việc muối bằng mắm thì dưa món của người nam có vị dễ chịu đối với những người mới ăn lần đầu. Dưa món ngon giòn rụm ăn với bánh chưng, bánh tét cũng hợp không kém gì hành muối, kiệu muối thậm chí còn hơi cay cay, tê tê…. Ăn không bị ngán. Ăn dưa món ngày tết giúp cân bằng ẩm thực và điều chỉnh khẩu vị ngày tết mà không tốn nhiều công sức để chuẩn bị và dễ làm.

6. Thời khắc đầu năm mới

Phong tục đón giao thừa

Hình minh họa: Sự khác biệt giữa Tết Nam và Tết Bắc trong thời khắc đầu năm mới

Trong thời khắc đón giao thừ của Tết Nam và Tết Bắc cũng có sự khác biệt đáng kể. Đối với người miền Nam, sau khi đón giao thừa, người miền Nam thường rủ nhau đi chùa cúng bái để cầu bình an và tài lộc.

Còn ở miền Bắc, người dân sẽ ra đường đi hái lộc, họ thường chọn những mầm non, tươi xanh mang về và để trên bàn thờ với ước muốn mang về nhiều tài lộc cho năm mới. Mặc dù có sự khác biệt giữa Tết miền Nam và Tết miền Bắc về phong tục nhưng tất cả đều hướng tới một năm mới bình an, sung túc và thịnh vượng. 

7. Phong tục tiếp khách ở hai miền Nam – Bắc

Trong văn hóa Tết miền Nam và Tết miền Bắc, việc chúc Tết nhau là nét đẹp văn hoá không thể thiếu của Tết cổ truyền. Người miền Bắc tiếp khách khi họ đến chúc Tết thường mang các loại bánh kẹo, mứt,… để mời. Còn người miền Nam thường mời bia, rượu, đồ nhắm,… để nhăm nhi và chúc nhau một năm mới bình an và may mắn.

8. Món ngon ngày Tết

18 món ngon ngày Tết cổ truyền của người Việt - Vntrip.vn

Sự khác biệt giữa Tết Nam và Tết Bắc về các món ăn truyền thống

Vào những ngày Tết cổ truyền, các món ăn ngày Tết của Tết Nam và Tết Bắc cũng có sự khác nhau. Người dân miền Bắc thường nấu món canh bóng bì – món được làm từ da lợn đã được làm sạch và phơi khô thêm vài cọng hành tươi, đem lại sự hấp dẫn và ngon miệng. Trái lại, người miền Nam có món canh hầm khổ qua. Đối với những người chưa ăn quen, có thể vị đắng của món này không thể nổi. Tuy nhiên, nếu đã ăn được thì sẽ rất thích và ghiền theo phong cách miền Nam.

9. Cúng ông Táo: Người miền Nam không cúng cá chép

Cả 2 miền Nam Bắc đều có phong tục cúng lễ để tiễn ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp âm lịch. Tuy nhiên, ở đây có sự khác biệt giữa Tết miền Nam và Tết miền Bắc đó chính là việc cúng lễ ở miền Bắc luôn đi kèm một con cá chép để ông Táo cưỡi về trời, còn miền Nam lại kiêng cúng cá chép vì họ coi cá chép là vật linh thiêng chỉ nên dành cho Vua Chúa, nên không được phép động đến.

Hướng dẫn nghi thức cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất 2024

10. Phong tục Lì xì giữa Tết miền Nam và Tết miền Bắc

Dạy bé hiểu nguồn gốc và ý nghĩa phong tục lì xì ngày Tết

Sự khác biệt giữa Tết miền Nam và Tết miền Bắc trong phong tục lì xì 

Lì xì cũng là một sự khác biệt giữa Tết miền nam và Tết miền bắc, người miền Bắc quan niệm lời chúc đầu năm mới cần dành cho cả người lớn và trẻ con, vì thế nên họ thường mừng tuổi người lớn trước sau đó mới tới trẻ con. Còn riêng miền Nam, phong tục của họ thường lì xì cho trẻ con với những lời chúc may mắn dành cho đứa trẻ. 

11. Sự khác biệt giữa Tết Nam và Tết Bắc trong phong tục chơi Tết

Theo quan niệm dân gian của người miền Bắc, Tết cổ truyền là thời gian đoàn viên và quầy quần để trò chuyện ăn uống cùng các thành viên trong gia đình hoặc đi chúc Tết bạn bè, họ hàng, hàng xóm. Còn người miền Nam, họ với suy nghĩ thoáng hơn Tết là thời gian để họ nghỉ ngơi và đi du lịch với bạn bè, người thân. 

12. Kiêng kỵ ngày Tết 

Không quét nhà, đổ rác vào ngày mùng 1

Kiêng không quét nhà, đổ rác vào ngày mùng 1

Sự khác biệt giữa Tết miền Nam và Tết miền Bắc cuối cùng không thể bỏ qua đó chính là những điều kiêng ky. ngày TếtỞ miền Bắc, nhiều người thích đi ra ngoài tiện thể xông đất nhưng quan niệm của người miền Nam, đi chơi phải canh giờ về bởi vì ở ngoài đường vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là xui xẻo.

Người miền Bắc còn kiêng cho lửa ngày Tết, kiêng làm vỡ bát đĩa và kiêng cho nước đầu năm. Còn người miền Nam phải cất chổi sau khi quét dọn bởi vì nếu để làm mất chổi thì cả năm đó gia đình bị mất trộm cắp, vơ vét của cải.

TẠM KẾT

Trên đây là bài viết về sự khác biệt giữa Tết Miền Nam và Tết Miền Bắc để giúp bạn đọc rõ hơn về phong tục tập quán người Việt, hy vọng sẽ có ích tới bạn.